Mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao. Nếu uống nước hạn chế hoặc uống không đúng cách sẽ làm cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn, năng suất lao động giảm.
Vào mùa hè, nhiều người nghĩ uống nhiều nước vừa đỡ khát vừa tăng cường thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nhưng cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày là câu hỏi đơn giản mà không dễ trả lời vì nhu cầu về nước cho cơ thể có tính cá biệt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, vận động và khu vực đang sống. Đó là chưa kể uống bao nhiêu là đủ, uống vào lúc nào, cách uống ra sao?
Bà bầu cần nhiều nước
Ở người trưởng thành, nước chiếm 60% - 70% trọng lượng cơ thể. Một người cân nặng 50 kg sẽ có tới 32 kg là nước. Người trưởng thành mất nước qua những hoạt động như hô hấp, ra mồ hôi, đại tiện (khoảng 1,5 lít/ngày) và tiểu tiện (cũng khoảng 1,5 lít/ngày). Cho nên để cơ thể hoạt động bình thường thì cần bổ sung nước. Thông thường, khi đã đủ nước thì cơ thể hiếm khi có cảm giác khát và vẫn đi tiểu khoảng 1 - 2 lít/ngày.
Trung bình, thực phẩm cung cấp 20% tổng lượng nước đưa vào cơ thể. Phần còn lại là từ các loại đồ uống nhưng nước vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì không chứa năng lượng, rẻ và dễ kiếm. Nếu uống 2 lít/ngày (gồm nước và đồ uống khác) cùng với chế độ ăn bình thường là bổ sung đủ đối với người bình thường (thể trọng không quá lớn; lao động, làm việc, học tập không quá căng thẳng, nặng nhọc).
Cơ thể thiếu nước khi không được cung cấp đủ. Ngay cả khi thiếu nước nhẹ cũng có thể phá hoại sinh lực và gây mệt mỏi. Những nguyên nhân thường làm cơ thể mất nước là hoạt động căng thẳng, ra mồ hôi nhiều, nôn và tiêu chảy. Bệnh tật hay thai nghén và cho con bú cũng làm tăng nhu cầu nước (đang có thai cần 2,4 lít/ngày, cho con bú cần 3 lít/ngày). Ngay cả thiếu nước nhẹ (mất 1% - 2% trọng lượng cơ thể) cũng gây uể oải, lờ đờ, mỏi mệt, có cảm giác khát, tiểu ít hay không tiểu, yếu cơ bắp, chóng mặt, choáng váng. Cơ thể thiếu nước nặng có thể đe dọa sinh mệnh, nhất là trẻ em và người cao tuổi.
Uống ngay khi chưa khát
Mùa hè, mồ hôi toát ra nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và lúc nào cũng có cảm giác khát. Vì thế, nên uống nước thường xuyên cả khi chưa khát. Khoa học đã chứng minh trong cùng điều kiện làm việc và lượng mồ hôi thoát ra tương đương thì những người uống nước đầy đủ, đúng cách sẽ khỏe mạnh hơn, năng suất lao động cao và trạng thái mệt mỏi đến chậm hơn.
Đi ngoài nắng khiến mồ hôi thoát ra nhiều gây cảm giác khát nước. Nhưng tu ừng ực một hơi, đặc biệt là nước lạnh, để thỏa mãn cơn khát sẽ khiến tim đập nhanh hơn và gây loạn nhịp, hơi thở ngắt quãng, ra mồ hôi lạnh, thậm chí dẫn đến viêm họng, gây kích thích không có lợi cho dạ dày. Đối với trẻ em, nước lạnh không những gây viêm họng mà còn ảnh hưởng đến răng, gây buốt răng, viêm lợi vì răng trẻ mọc chưa hoàn thiện, lợi còn yếu.
Nên uống đủ nước, uống theo chu kỳ, tạo thói quen uống nước thường xuyên cách 20 - 30 phút lại uống nước. Nước ngọt có gaz không những gây kích thích, nghiện hay tăng lực cho người uống mà còn là chất lợi tiểu. Vì thế, cơ thể rất dễ mất nước khi uống nước ngọt có gaz. Thay vì uống các loại nước có gaz, chứa đường... thì nên uống nước đun sôi để nguội. Nếu quen uống nước có vị thì có thể thay nước trắng đun sôi bằng các loại trà thảo dược thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà xanh.
Sáng ngủ dậy, uống 1 - 2 ly nước đun sôi để nguội vừa tỉnh ngủ vừa có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa. Nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột khiến sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa, vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ, không tốt cho tiêu hóa.
Mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng hoặc làm ngoài trời nắng. Lúc này, cơ thể cần nước để bù cho lượng mồ hôi thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu uống nước hạn chế hoặc uống nước không đúng cách sẽ làm cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn, năng suất lao động giảm. Khi vận động, làm việc cứ khoảng nửa giờ nên uống 100 - 150 ml nước.
Bà bầu cần nhiều nước
Ở người trưởng thành, nước chiếm 60% - 70% trọng lượng cơ thể. Một người cân nặng 50 kg sẽ có tới 32 kg là nước. Người trưởng thành mất nước qua những hoạt động như hô hấp, ra mồ hôi, đại tiện (khoảng 1,5 lít/ngày) và tiểu tiện (cũng khoảng 1,5 lít/ngày). Cho nên để cơ thể hoạt động bình thường thì cần bổ sung nước. Thông thường, khi đã đủ nước thì cơ thể hiếm khi có cảm giác khát và vẫn đi tiểu khoảng 1 - 2 lít/ngày.
Trung bình, thực phẩm cung cấp 20% tổng lượng nước đưa vào cơ thể. Phần còn lại là từ các loại đồ uống nhưng nước vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì không chứa năng lượng, rẻ và dễ kiếm. Nếu uống 2 lít/ngày (gồm nước và đồ uống khác) cùng với chế độ ăn bình thường là bổ sung đủ đối với người bình thường (thể trọng không quá lớn; lao động, làm việc, học tập không quá căng thẳng, nặng nhọc).
Cơ thể thiếu nước khi không được cung cấp đủ. Ngay cả khi thiếu nước nhẹ cũng có thể phá hoại sinh lực và gây mệt mỏi. Những nguyên nhân thường làm cơ thể mất nước là hoạt động căng thẳng, ra mồ hôi nhiều, nôn và tiêu chảy. Bệnh tật hay thai nghén và cho con bú cũng làm tăng nhu cầu nước (đang có thai cần 2,4 lít/ngày, cho con bú cần 3 lít/ngày). Ngay cả thiếu nước nhẹ (mất 1% - 2% trọng lượng cơ thể) cũng gây uể oải, lờ đờ, mỏi mệt, có cảm giác khát, tiểu ít hay không tiểu, yếu cơ bắp, chóng mặt, choáng váng. Cơ thể thiếu nước nặng có thể đe dọa sinh mệnh, nhất là trẻ em và người cao tuổi.
Uống ngay khi chưa khát
Mùa hè, mồ hôi toát ra nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và lúc nào cũng có cảm giác khát. Vì thế, nên uống nước thường xuyên cả khi chưa khát. Khoa học đã chứng minh trong cùng điều kiện làm việc và lượng mồ hôi thoát ra tương đương thì những người uống nước đầy đủ, đúng cách sẽ khỏe mạnh hơn, năng suất lao động cao và trạng thái mệt mỏi đến chậm hơn.
Đi ngoài nắng khiến mồ hôi thoát ra nhiều gây cảm giác khát nước. Nhưng tu ừng ực một hơi, đặc biệt là nước lạnh, để thỏa mãn cơn khát sẽ khiến tim đập nhanh hơn và gây loạn nhịp, hơi thở ngắt quãng, ra mồ hôi lạnh, thậm chí dẫn đến viêm họng, gây kích thích không có lợi cho dạ dày. Đối với trẻ em, nước lạnh không những gây viêm họng mà còn ảnh hưởng đến răng, gây buốt răng, viêm lợi vì răng trẻ mọc chưa hoàn thiện, lợi còn yếu.
Nên uống đủ nước, uống theo chu kỳ, tạo thói quen uống nước thường xuyên cách 20 - 30 phút lại uống nước. Nước ngọt có gaz không những gây kích thích, nghiện hay tăng lực cho người uống mà còn là chất lợi tiểu. Vì thế, cơ thể rất dễ mất nước khi uống nước ngọt có gaz. Thay vì uống các loại nước có gaz, chứa đường... thì nên uống nước đun sôi để nguội. Nếu quen uống nước có vị thì có thể thay nước trắng đun sôi bằng các loại trà thảo dược thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà xanh.
Sáng ngủ dậy, uống 1 - 2 ly nước đun sôi để nguội vừa tỉnh ngủ vừa có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa. Nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột khiến sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa, vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ, không tốt cho tiêu hóa.
Mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng hoặc làm ngoài trời nắng. Lúc này, cơ thể cần nước để bù cho lượng mồ hôi thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu uống nước hạn chế hoặc uống nước không đúng cách sẽ làm cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn, năng suất lao động giảm. Khi vận động, làm việc cứ khoảng nửa giờ nên uống 100 - 150 ml nước.
Sáng mắt nhờ uống đủ, uống đúng Không nên nhịn khát quá lâu, uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát cũng không nên uống quá nhiều một lúc mà nên uống từ từ từng ngụm một. Trước khi ngủ, cần uống thêm 500 ml nước nữa vì cho dù thời tiết lạnh hay nóng, cơ thể cũng tiết ra lượng mồ hôi khoảng 500 ml. Lúc ngủ, thân nhiệt tăng cao, cần có lượng nước hấp thụ vào nhiều hơn lượng mất đi để cơ thể cân bằng. Nếu hằng ngày chúng ta uống đủ nước và uống đúng cách thì sẽ giúp mắt sáng, làn da đẹp, máu lưu thông tốt, da được dưỡng ẩm, tinh thần tập trung hơn và hiệu quả lao động sẽ tốt hơn. |
Theo Người Lao Độ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét